Tuesday, September 10, 2019

Bài dịch: LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẮT ĐẦU THÓI QUEN VIẾT NHẬT KÝ (VÀ CHÚNG MÌNH SẼ VIẾT VỀ ĐIỀU GÌ)_Darius Foroux

Một thời gian gần đây mình có theo dõi trang medium.com, trên đó có hàng ngàn những câu chuyện hay, những bài viết thú vị đến nỗi mà mình có thể đọc ngấu nghiến bất cứ lúc nào trong ngày. Mình chợt nghĩ, nếu như mình chưa có đủ khả năng để viết ra nó thì sao mình không bắt đầu dịch những bài viết ấy. Có thể ngôn từ của mình sẽ chưa thể được như ý của tác giả, nhưng mình sẽ cố gắng, dù chưa hoàn hảo, vẫn sẽ chuyển đạt được phần nào, cũng như thể hiện cách mà mình hiểu nó. Mình không biết cách nào để xin phép tác giả cả, nhưng mà đây cũng là một ý định tốt để đưa bài viết đến với nhiều độc giả hơn, nên chắc tác giả sẽ không giận mình đâu nhỉ.
Hôm nay mình sẽ bắt đầu một bài viết mà mình cũng đã bắt đầu áp dụng theo được vài ngày rồi. Mời các bạn đón đọc nhé.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ BẮT ĐẦU THÓI QUEN VIẾT NHẬT KÝ (VÀ CHÚNG MÌNH SẼ VIẾT VỀ ĐIỀU GÌ)
HOW TO START A DAILY JOURNAL HABIT (AND WHAT TO WRITE ABOUT)
Darius Foroux
Mai Hằng (dịch)


Chỉ cần bạn mở bất kỳ một trang web nào về chủ đề "Phát triển bản thân" và bạn sẽ tìm thấy ít nhất cả tá những bài viết nói rằng: Tại sao việc bạn viết và duy trì một cuốn nhật ký của bản thân sẽ thay đổi cuộc sống của bạn thật sự.

Vì một mục tiêu tốt đẹp, lúc ấy hãy dừng lại, tìm hiểu về điều này ngay lập tức.Và thật lòng mà nói, cái mà tôi (tác giả) cũng đang nói chính là về nó đấy. Nhật ký thực sự là công cụ để chúng ta cải thiện bản thân tốt nhất mà tôi biết được.

Khi tôi nói chuyện với bạn bè, hoặc khi tôi khai vấn cho mọi người, tôi luôn hỏi: "Bạn có  đang viết bất kỳ cuốn nhật ký nào không?"
Bạn sẽ không bất ngờ đâu, vì câu trả lời Luôn Luôn là "KHÔNG".

Và một chuyện vui là tuy mọi người đều biết chúng ta nên có một cuốn nhật ký nhưng "nên có" thì không đủ. Có rất nhiều thứ chúng ta "nên làm" nhưng chúng ta không làm. (Hài hước thế đấy).

Tại sao? Chúng ta không có bất kì ý tưởng nào về việc làm sao để bắt đầu viết một cuốn nhật ký.

Nó đại loại như khi bạn còn học trong trường. Bạn có nhớ bao nhiêu lần bạn có câu hỏi trong đầu nhưng bạn đã không hỏi. Bạn có lẽ đã nghĩ rằng: "Có thế thầy cô giáo nghĩ chắc là mình hơi bị ngu ngốc".
À, thực sự chính xác là như thế. Tất cả chúng ta nghĩ rằng viết nhật ký rất dễ nhưng chúng ta không buồn hỏi mình nên viết như thế nào. Nó không dễ đâu các bạn, nhưng nó cũng không phải phức tạp như ngành khoa học về tên lửa.

Hầu hết mọi người thường phức tạp hóa về viết nhật ký hoặc đặt những suy nghĩ của mình lên trang giấy. Tôi nghĩ Ernest Hemingway đã diễn tả nó rất tốt là:

"Mục tiêu của tôi chỉ là viết ra giấy những gì tôi thấy và cái tôi cảm nhận được theo một cách đơn giản nhất và tốt nhất"

Nhưng Bạn sẽ làm nó như thế nào?

Đầu tiên, hãy trả lời những câu hỏi "Tại sao" trong bạn

Với tội, chỉ có một lý do duy nhất để tôi duy trì một cuốn nhật ký: là để tự quản lý bản thân.

Đây là lý do thực tế nhất mà tôi có thể nghĩ ra. Còn lý do gì nữa không các bạn? Thật ra có thể cuộc sống của tôi không thú vị đến nổi tôi có thể kể ra và bán nó như một cuốn hồi ký. Tôi không phải là John Krakauer hay Maya Angelou.

Không, tôi xem nhật ký như là một công cụ, không phải vì bất kì lý do nào khác.

Hầu hết chúng ta xem nhật ký như một thói quen hoặc điều gì đó chúng ta làm cho vui, để thư giãn. Chắc chắn rồi, những lý do trên có thể đúng với vài người nhưng với hầu hết, thì chỉ có một câu trả lời cho câu hỏi "Tại sao" đó là: để tự cải thiện bản thân mình.

Bạn mong đợi mình sẽ cải thiện bản thân như thế nào nếu bạn không hiểu về bản thân mình?

Bạn thực sự sẽ hiểu chất lượng của suy nghĩ khi bạn viết nó ra giấy.

+ Bạn có nghĩ bạn là người biết cách suy nghĩ tốt?
+ Bạn có phải là người luôn ra những quyết định hợp lý?
+ Bạn từng ra quyết định như thế nào?
+ Tại sao bạn lại làm những cái bạn làm?
+ Khi nào bạn thấy mình năng suất nhất?
+ Khi nào bạn thấy mình kém năng suất nhất?

Bạn có thể trả lời tất cả những câu hỏi trên bằng cách đọc lại nhật ký của mình. Nếu bạn không biết mình nên viết về điều gì, thì đây là 3 ý tưởng cho bạn.

1. Viết về những hoạt động trong ngày của mình

Chỉ cần viết ra những cái bạn đã làm và đang làm. Bạn có thể làm nó vào buổi sáng hoặc buổi tối.

Không quan trọng bạn làm khi nào, chỉ cần thử viết ra những cái bạn đã làm trong vòng 24 giờ trước. Nó không phải như là ghi lại lịch trình (phần này tác giả có viết một bài riêng trên blog https://dariusforoux.com/know-thy-time/ )

Khi tôi ghi lại những hoạt động của mình, tôi ghi nhận thời gian tôi đi ngủ, thức dậy lúc mấy giờ, tôi đã làm những việc gì, tôi đã nói chuyện với ai, cuốn sách tôi đang đọc, cái tôi đã học, ý tưởng mà tôi nghĩ ra...

Khi tôi bị mất cảm hứng và động lực, tôi chỉ cần mở lại nhật ký của mình và đọc lại những điều tạo động lực cho tôi, làm tôi cảm thấy có năng lượng và được truyền cảm hứng. Sau đó, tôi làm lại những điều đó.

"Đừng tin tưởng vào khả năng ghi nhớ của bạn. Khi bạn nghe một điều gì đó có giá trị, hãy viết nó ra. Khi bạn làm một cái gì đó quan trọng, hãy viết nó ra" - Jim Rohn

2. Viết về những gì làm bạn sợ

Không còn cách nào tốt hơn việc bạn xác định những lo lắng của mình bằng việc viết nó ra. Nếu bạn lo lắng về vấn đề gì đó, nó có thể là thứ tệ hơn trong tâm trí bạn.

Khi bạn viết xuống những điều bạn đang cảm thấy áp lực, bạn có thể bắt đầu nghĩ về việc bạn sẽ giải quyết điều làm bạn áp lực từ những mầm mống manh nha.

Khi đã bắt đầu viết về nỗi sợ của mình từ một thời gian rất lâu tới giờ. Và nó thật sự đã giúp tôi nhiều lắm. Nếu bạn muốn đọc về những quá trình đó thì đọc ở đây nhé (https://dariusforoux.com/read-this-if-you-worry-a-lot/)

3. Viết về những quyết định của bạn

Sử dụng nhật ký như một công cụ phản hổi bởi việc phán đoán lại một lần nữa quyết định của mình. Ra quyết định là một điều thực sự rất khó khăn. Ví dụ như là:

+ Mình có nên nghỉ việc?
+ Mình có nên nhận công việc này?
+ Mình có nên kết thúc mối quan hệ này?

Những ví dụ trên là cho những quyết định lớn. Đơn giản là viết ra kiểu suy nghĩ của bạn. Nhưng bạn cũng có thể sử dụng nó cho những quyết định nhỏ hơn trong cuộc sống

+ Tối nay mình nên đi chơi không hay là nên ở nhà làm việc?
+ Cái giao diện thiết kế này có hợp lý không?

Suy nghĩ thật sâu, chúng ta sẽ biết câu trả lời. Chẳng qua là chúng ta suy nghĩ chưa đủ sâu mà thôi.

Quá trình viết nhật ký luôn luôn luôn giống nhau: Hỏi bản thân bạn một câu hỏi và thử trả lời nó bằng lý do từ nhiều phương diện. Cái gì là lợi thế, cái gì là bất lợi, cái gì là kết quả mong đợi.

Những câu hỏi bạn có thể hỏi bản thân mình là bất tận.

Bạn có nhật ký rồi đấy. Bạn thấy không? Nó không quá phức tạp đâu. Nhật ký giống như một công cụ rất linh hoạt (versatile). Nó sẽ giúp bạn với những nhận thức của chính bạn và cũng giúp bạn tự cải thiện bản thân. Nếu bạn nghiêm túc về những điều trên thì nhật ký là một thứ phải có.

Bây giờ, những gì bạn cần làm là mở một trang mới trong cuốn nhật ký giấy, hoặc trên máy tính và bắt đầu viết:

"Hôm nay là ngày đầu tiên tôi bắt đầu thói quen ghi chép/viết nhật ký"

Đây là điều rất kì lạ - khi bạn viết nó ra, nó sẽ trở thành sự thật. Bắt đầu viết và cảm nhận nó cho chính bạn.


Nguồn
https://medium.com/darius-foroux/how-to-start-a-daily-journaling-habit-and-what-to-write-about-1efd2993833b

Monday, June 11, 2018

The New One Minute Manager_Tân Giám Đốc Một Phút

 Mình đọc hết cuốn sách khoảng 120 trang trong 2 ngày, sách được viết bởi Ken Blanchard (sáng lập The Ken Blanchard Companies) và Spencer Johnson (Tác giả nổi tiếng Who moved my cheese). Sách được Vietnamworks gởi tặng vào một buổi sáng thứ 3 đẹp trời, vừa nhận được sách mình chợt nghĩ sẽ đặt mục tiêu đọc hết trong vòng 1-2 ngày. 
 Đến một giai đoạn nào đó của nghề nghiệp, khi những kinh nghiệm về chuyên môn đã cho bạn một sự tự tin nhất định, rằng bạn có thể hoàn thành công việc của mình một cách tốt đẹp, thì đó đã tới lúc bạn nên nghĩ đến những bước tiến mới trong kỹ năng của bản thân. Làm thế nào để học hỏi thêm những điều mới, làm thế nào để phát huy được những năng lực nội tại của mình và làm thế nào để sự nghiệp của mình có thêm một bước tiến. 
 Điều mà bản thân mình luôn trăn trở đó chính là phát huy tối đa năng lực lãnh đạo, một năng lực mà không phải đợi đến khi được làm việc ở vị trí quản lý chúng ta mới nghĩ tới. Theo như thuyết Nhà lãnh đạo 360o, mỗi người nên khám phá và phát triển khả năng lãnh đạo của bản thân không chỉ với cấp dưới mà còn là với cấp trên và đồng cấp. Với The New One Minute Manager, tác giả xoay quanh làm thế nào để trở thành Vị Tân Giám Đốc Một Phút đối với “cấp dưới” của mình. 
 Trong thế giới không ngừng thay đổi ngày nay, nếu chúng ta không chịu thay đổi bản thân mình để thích nghi và theo kịp thời đại, bản thân chúng ta sẽ tự tạo cho mình những bước lùi rất xa trong nghề nghiệp. Con người bây giờ đi làm ở một công ty hay tổ chức nào đó, không chỉ đơn thuần là để kiếm tiền mà họ còn muốn chinh phục những thử thách trong nghề nghiệp, khám phá bản thân cũng như tìm kiếm một môi trường cho họ sự tự do, thoải mái, được phát huy tối đa khả năng của mình cùng với niềm tin rằng ở đó sẽ có một người lãnh đạo có đủ TÂM và TẦM. Các bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy những vị lãnh đạo luôn đặt “Mục tiêu công ty” lên hàng đầu và cũng sẽ tìm thấy những vị lãnh đạo “Quốc dân” đúng nghĩa. Thật ra, mỗi cá tính điều hành sẽ đều có ưu và nhược điểm riêng, người thì đặt công ty lên hàng đầu, người thì luôn quan tâm nhân viên. Bản thân mình cũng suy nghĩ, liệu rằng nếu sếp của mình chỉ có một trong hai thì liệu rằng tổ chức sẽ như thế nào và mình có muốn đi lâu dài trong nghề nghiệp với người lãnh đạo ấy hay không. 
 Tìm kiếm một phương pháp quản lý hài hoà, để vừa đạt được hiệu quả làm việc của công ty, vừa mang lại một môi trường làm việc lý tưởng và thân thiện cho nhân viên, quả là điều không dễ dàng. Giờ chúng ta hãy thử áp dụng, từng bước từng bước một và sau đó kiểm chứng xem rằng phương pháp của Vị Tân Giám Đốc Một Phút có hiệu quả như thế nào
 Cùng nhân viên lập ra MỤC TIÊU MỘT PHÚT
 Hãy ngồi lại với nhân viên của mình (đặc biệt là những người mới), xác định đâu là mục tiêu mà chúng ta cần hướng tới, thật ngắn gọn, rõ ràng và xúc tích. Từ mục tiêu ấy thì đâu là kết quả mà bạn mong đợi, có những thước đo tiêu chuẩn nào để đánh giá mức độ hoàn thành công việc. Cô đọng từng mục tiêu và tiêu chuẩ đánh giá trên một trang giấy.
 Yêu cầu nhân viên mỗi ngày hãy dành một phút để xem xét lại những mục tiêu ấy, xem mình đã làm được gì, đã đi đến đâu và có hướng tới mục tiêu hay không.
 Khích lệ mọi người khi mọi người đi đúng hướng và hướng dẫn để nhân viên suy nghĩ kỹ lại những điều họ đang làm để tập trung trở lại mục tiêu ban đầu.
>> Mình đã thử áp dụng với một em thực tập sinh trong nhóm. Mình hỏi rằng 3 tháng qua, công việc của em thế nào. Em ngồi suy nghĩ một lúc và bảo rằng: “Em nghĩ rằng cũng tốt”. Ngay lập tức mình nhận ra vấn đề nằm ở đâu. Đó chính là ngay từ khi mới vào nhóm, em đã không được xác định rõ mục tiêu công việc, các tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành, năng suất làm việc. Rõ ràng là, em không biết em cần phải làm gì và sau khi em làm xong thì sao để biết được có làm tốt hay không. Vì không ai phàn nàn về công việc của em, nên em nghĩ là em làm “tốt”, nhưng có tốt thật hay không thì ngay cả bản thân em cũng cảm thấy mơ hồ. Và kết cục, công việc của em đối với mình mà nói chỉ ở mức hoàn thành tương đối “get the job done” mà không hề có sự đào sâu rằng em có thể làm tốt hơn hay không. Điều này vô cùng nguy hiểm trong công tác quản lý, không những ảnh hưởng tới kết quả công việc của cá nhân/nhóm mà còn khiến cho nhân viên mất phương hướng, không xác định được mục tiêu sẽ làm họ mất đi động lực để tiến về phía trước, không biết mình tốt ở đâu để phát huy, mình kém ở điểm nào để cải thiện.
>> Xác lập “Mục tiêu một phút” với nhân viên ngay khi họ vừa tham gia công ty/tham gia nhóm. Nên có những buổi họp hàng tuần để cùng định vị lại những mục tiêu ấy cũng như xác lập thêm những mục tiêu mới (nếu có). Mỗi người sẽ có cơ hội trình bày công việc, tiến trình, thuận lợi, khó khăn của bản thân trong buổi họp tuần ấy.
 Dành ra “MỘT PHÚT KHEN NGỢI”
 Áp dụng cho những nhân viên đang trong quá trình hoàn thiện mình, chứng minh năng lực của bản thân.
 Ngay từ đầu hãy cho họ biết rằng bạn sẽ luôn quan sát và hỗ trợ công việc của họ.
 Xuất hiện và khen ngợi họ ngay khi họ làm tốt bất kì một điều gì đấy. Đặc biệt phải cho họ biết rõ lý do vì sao bạn khen họ, họ đã làm tốt ở điểm nào.
 Dừng lại một chút để họ cảm nhận trọn vẹn cảm giác được khen ngợi, vui vẻ và thoả mãn với kết quả họ đạt được.
 Tiếp tục khích lệ và khẳng định niềm tin bạn đặt vào khả năng của họ.
 Chúng ta hãy nên ghi nhớ rằng, càng có nhiều sự khích lệ, con người sẽ càng thêm tự tin vào khả năng của mình. Một người có càng nhiều sự tự tin thì sẽ giúp họ mạnh mẽ vượt qua những biến động trong công việc và trong tổ chức. Điều đơn giản và tự nhiên nhất trong việc phát triển một người giỏi, đó chính là hãy chỉ ra điều mà họ đã làm tốt và làm đúng. Có thể ban đầu chỉ là gần đúng nhưng dần dà, sự tự tin được gầy dựng bởi sự khích lệ bạn dành cho họ sẽ giúp họ hướng đến điều mà chúng ta mong muốn. Mình luôn tâm đắc một câu mà sau này mình luôn dùng để hỗ trợ các bạn trong nhóm của mình “A person who feels appreciated will always do more than expected”
 Và cuối cùng là dành ra “MỘT PHÚT TÁI ĐỊNH HƯỚNG”
 Tất nhiên mọi thứ sẽ không bao giờ hoàn hảo đi đúng như bạn mong đợi, chắc chắn có lúc nhân viên của mình sẽ mắc sai lầm hoặc chọn phương pháp không tối ưu dẫn đến hậu quả nhất định. Thì câu hỏi của các nhà lãnh đạo sẽ là làm thế nào để đưa nhận xét của mình một cách hợp lý nhất vừa giúp nhân viên tự nhìn lại sai lầm, vừa kiến tạo hướng đi và cảm thấy có thêm động lực dù rằng bị góp ý.
  Nhờ vào Mục tiêu Một Phút ban đầu mà chính nhân viên và cả quản lý hoàn toàn có thể theo sát được những gì đang diễn ra, không để mọi việc đi quá xa. Ngay khi nhận thấy bất kì điều gì không ổn, hãy ngay lập tức cùng nhân viên tái định hướng.
 Trước hết bạn cần cùng nhân viên của mình xác định xem có sự thống nhất về các hiểu của các Mục Tiêu Một Phút ban đầu hay không. Sau đó cùng nhân viên kiểm tra lại các thông tin, dữ liệu thực tế có liên quan xem vấn đề phát sinh ở đâu, họ đã làm sau bước nào, quan trong nhất là hãy xem xét vấn đề thật rõ ràng. 
 Thể hiện rằng bạn cảm thấy thế nào về sai lầm ấy và dừng lại một chút để nhân viên tự suy nghĩ.
 Ngay lập tức khẳng định lại lần nữa niềm tin về khả năng của nhân viên mà bạn chắc chắn rằng họ sẽ có thể làm tốt hơn thế, cũng như không bao giờ có thể xảy ra chuyện tương tự. Hãy chia sẻ bằng sự chân thành nhất để nhân viên của bạn cảm nhận được sự quan tâm của bạn dành cho họ. Ghi nhớ rằng chúng ta đang đánh giá và tái định hướng hành vi, không phải là con người. 
 Giờ chúng ta tham khảo trò chơi Tân Giám đốc một phút trong hình bên dưới để tự xác lập những hướng đi phù hợp với đội nhóm và tổ chức của mình.
 Bản thân mình luôn có một niềm tin rằng, chỉ cần bạn có khát khao tìm tòi học hỏi những phương pháp và cách thức lãnh đạo hiệu quả, chắc chắn rằng trong bạn đang tồn tại những tiềm năng của một nhà lãnh đạo tuyệt vời đang chờ bạn khai phá. Chúc mọi người thật may mắn trên con đường chinh phục những kỹ năng đỉnh cao.

Image.jpeg






















Monday, October 7, 2013

MAKE YOUR EMPLOYEE'S FIRST DAY SPECIAL - TẠO NÊN NGÀY LÀM VIỆC ĐẦU TIÊN ĐẶC BIỆT CHO NHÂN VIÊN MỚI

MAKE YOUR EMPLOYEE'S FIRST DAY SPECIAL
(Chris F. Harvey)
The First day is always important for both new employee and company
Just focus on making your new guy (or gal) feel welcome, excited and valued. They should walk out the door the first day thinking “This place is awesome!” And you’re one step closer to an incredible culture where people love to work.
TẠO NÊN NGÀY LÀM VIỆC ĐẦU TIÊN ĐẶC BIỆT CHO NHÂN VIÊN MỚI.
Mai Hằng (dịch)
Chỉ cần tập trung vào việc giúp cho người mới cảm thấy chào đón, được vui mừng và được đánh giá cao. Họ nên bước ra khỏi cửa với suy nghĩ về ngày đầu tiên rằng: “Nơi này thật tuyệt”. Và bạn bước gần hơn tới một nền văn hóa tuyệt vời nơi mà mọi người yêu công việc.

Friday, September 13, 2013

HOW TO CHANGE EMPLOYEES' BEHAVIOR - THAY ĐỔI THÁI ĐỘ CỦA NHÂN VIÊN NHƯ THẾ NÀO?

Robert Kintigh –  a famous author of several books has just published the book Employee Behavior Modification this year. 
The main content of the book is how the leader can help his employees to change their behavior and what can be achieved from that change.... 
Thay đổi thái độ của nhân viên như thế nào?
Robert Kintigh - một tác giả rất nổi tiếng của nhiều cuốn sách hay, vừa xuất bản một cuốn sách mang tên Sửa đổi thái độ của Nhân viên.
Nội dung chính của cuốn sách này là người lãnh đạo có thể giúp nhân viên của mình thay đổi thái độ như thế nào và có thể đạt được điều gì từ sự thay đổi đó....

Friday, August 16, 2013

XÂY DỰNG KPI - ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CÔNG VIỆC CẤP NHÂN VIÊN

Chào cả nhà,
Lâu quá rồi không có cập nhật thông tin, kiến thức gì thêm làm blog mém đóng bụi. Hiện tại, mình đang có một nhiệm vụ cực kỳ khó nhằn đó là hoàn thành Bản đánh giá hiệu quả công việc cấp nhận viên (KPI). Với vốn kinh nghiệm và kiến thức ít ỏi của bản thân, mình thực sự rất đau đầu và thấy khó khăn khi làm việc này. Tuy nhiên sau bao ngày lăn lộn trên các diễn đàn HR, mình cũng học hỏi được chút chút và tự xây dựng được bản đánh giá này. Mình chắc chắn nó còn rất nhiều thiếu sót vì vậy post lên blog để các anh chị đi trước góp ý cho em út, và cũng để làm bản demo cho các bạn chưa từng xây dựng cái này. Hi vọng sẽ nhận được nhiều phản hồi từ phía mọi người. Thân.
Tải bản Demo: Demo KP

Thursday, July 11, 2013

QUY TRÌNH QUẢN LÝ NHÂN SỰ

    Mới đây khoảng 1 tuần, mình nhận được bài tập là hoàn thành bộ Quy trình quản lý nhân sự bao gồm quy trình chung, chi tiết và bộ biểu mẫu. Tự nhiên thấy hứng thú cực kỳ, vừa lúc đang cần làm cho công ty mà mình cũng thích nữa. Thế là làm liền luôn, nhưng mà lại không có thời gian post lên blog cho cả nhà xem.
Bộ QUY TRÌNH QUẢN LÝ NHÂN SỰ của mình được xây dựng trên cơ sở những kiến thức cơ bản mà mình được học cũng như kinh nghiệm làm việc và với cả tham khảo của các anh chị đi trước. Mình đã tự hoàn thành bộ biểu mẫu cho TUYỂN DỤNG và THÔI VIỆC, riêng các vấn đề khác vì chưa làm qua thực tế nên mình cũng chưa biết nó cần có gì. Thế nên tạm thời chia sẻ với cả nhà những gì mình đã làm được. Hi vọng mọi người sẽ góp ý để Bộ QUY TRÌNH QUẢN LÝ NHÂN SỰ mang tên Trần Tôn Mai Hằng và những người bạn được hoàn thiện thêm.
   Mọi người có thể tải
- Bộ Quy trình QUẢN LÝ NHÂN SỰ chung và chi tiết  tại đây (file excel 2010) hoặc tại đây (file pdf)
- Bộ Biểu mẫu Quy trình Tuyển dụng tại đây
- Bộ Biểu mẫu Quy trình giải quyết Thôi việc tại đây

Chúc mọi người tìm được thông tin mình cần và hoàn thành tốt công việc. Mình luôn chờ đợi sự chia sẻ và đóng góp từ phía cả nhà.

Wednesday, July 3, 2013

TIN TUYỂN DỤNG: NHÂN VIÊN KINH DOANH

Tên công ty: Công ty CP NAM XANH
Website: namxanh.com.vn
Quy mô: 50-100 người
Địa chỉ: B001-B006 Hoa Cau, phường 7, quận Phú Nhuận, Tp.Hồ Chí Minh
Công ty CP Nam Xanh đang là một trong nhưng công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm các loại hạt rang nguyên chất (hạt điều, đậu phộng, đậu nành...), đặc sản Hà Nội (các loại ô mai, mứt...). Với tiêu chí mang những sản phẩm nguyên chất, ngon tự nhiên đến với người tiêu dùng, Công ty CP NAM XANH đang đẩy mạnh hệ thống kinh doanh (nhà hàng, khách sạn, siêu thị...)trải đều khắp đất nước và đã có văn phòng tại Singapore. Đội ngũ nhân lực trẻ, đầy đam mê đã và đang cống hiến để cùng nhau phát triển công ty. Chúng tôi chào đón bạn với vị trí sau:
Vị trí cần tuyển: NHÂN VIÊN KINH DOANH 
Yêu cầu:
- Tốt nghiệp Trung cấp trở lên chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Tài chính...hoặc có kinh nghiệm làm nhân viên kinh doanh 6 tháng trở lên. Đặc biệt THỰC SỰ YÊU THÍCH KINH DOANH.
- Vi tính văn phòng, khuyến khích ngoại ngữ.
- Giao tiếp tốt, thích ứng nhanh, chịu được áp lực công việc.
Lương cơ bản: thỏa thuận
Hoa hồng kinh doanh
Các hỗ trợ khác (xăng, điện thoại)
Chế độ đầy đủ theo quy định công ty.
Liên hệ nộp hồ sơ:
Người liên hệ: Ms. Hằng - P.HCNS
Gởi hồ sơ (CV) về email hr@namxanh.com.vn
Nộp hồ sơ (CV, CMND bản sao, sơ yếu lý lịch bản sao) trực tiếp về địa chỉ B001-B006 Hoa Cau, phường 7, quận Phú Nhuận.